Tăng sắc tố da là gì? Những loại tăng sắc tố da thường gặp

Các loại tăng sắc tố da thường gặp

Tăng sắc tố da là gì?

Các loại tăng sắc tố da thường gặp
Các loại tăng sắc tố da thường gặp

Tăng sắc tố là do cơ thể sản sinh quá nhiều melanin – sắc tố tạo màu sắc tự nhiên do da, tóc và mắt của chúng ta – trên những mảng da nhất định. Hiện tượng này gây ra những mảng màu trên da. Chúng xuất hiện chủ yếu trên các vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: da mặt, bàn tay hoặc cánh tay. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về những loại tăng sắc tố da hay gặp:

Hiện tượng dát sữa cà phê

Là những dát màu nâu, phẳng, kích thước từ 2 – 20cm. Ngoài ra, tổn thương này còn gặp trong các hội chứng như u xơ thần kinh, hội chứng albrright, marfan. Cần điều trị một lần toàn bộ tổn thương vì nếu điều trị một phần sẽ bị tái phát. Lời khuyên dành cho bạn là đến phòng khám uy tín để nhận tư vấn và hướng dẫn điều trị dứt điểm.

Nám da

Nám da là hiện tượng tăng sắc tố da ở thượng bì hoặc trung bì, hoặc cả hai. Phổ biến xuất hiện là ở trên vùng da mặt, màu sắc từ màu nâu nhạt sang nâu tối. Bệnh hay gặp ở phụ nữ mang thai, hoặc không áp dụng các biện pháp chăm sóc da cẩn thận.

Tàn nhang

Là những dát màu nâu ở vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tàn nhang nhiều xuất hiện nhiều vào mùa hè. Đây là hiện tượng tăng sắc tố ở lớp đáy nhưng số lượng sắc tố bình thường. Tuy nhiên, người ta thấy tế bào sắc tố và các hạt melanosome lớn hơn bình thường.

Điều trị tàn nhang chủ yếu do nhu cầu thẩm mỹ. Có nhiều phương pháp điều trị như: tránh ánh nắng là quan trọng nhất, đặc biệt về mùa hè. Và phương pháp loại bỏ tổn thương bằng các loại laser màu.

Nốt ruồi

Nốt ruồi cũng là một dạng tăng sắc tố da, và lớn dần theo mức độ lớn của cơ thể. Một số trường hợp nốt ruồi còn có thể gây ung thư da. Nhiều trường hợp nốt ruồi tiến triển không bình thường như trở nên đen hơn, dễ chảy máu, bờ không đều. Do đó, tùy vào nhu cầu thẩm mỹ, mà chúng ta sẽ tiến điều trị bằng phẫu thuật hay loại bỏ bằng laser.

Tăng sắc tố da sau viêm

Đây là hiện tượng thường gặp, tuy nhiên việc điều trị dứt điểm còn gặp nhiều khó khăn. Thay đổi sắc tố da sau nhiễm khuẩn hay viêm xuất hiện khi các tổn thương da lành đi và xuất hiện các vùng da sạm màu.

Hiện tượng này thường xuất hiện sau khi lành mụn, sau các cuộc phẫu thuật như: mài mòn da, lành sẹo, lột da bằng hóa chất. Nhiều nguyên nhân khác gây ra mảng sạm màu trên da do sẹo, bớt, chứng dày sừng do quang hóa và ung thư da. Nhưng đây không được xem là chứng tăng sắc tố da.

=> Tại sao phải điều trị nám từ sớm?

=> Phương pháp tẩy nốt ruồi an toàn, đạt thẩm mỹ cao

 

1
Bạn cần hỗ trợ?